Img
So sánh phương pháp Montessori, Reggio Emilia và Play-based Learning

Montessori, Reggio Emilia và Play-based Learning là 3 phương pháp giáo dục trẻ mầm non được Ba/Mẹ quan tâm nhất hiện nay. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu – nhược điểm khác nhau và không phải phương pháp nào cũng phù hợp với đặc điểm của từng bé.

 Vậy 3 phương pháp này có gì khác nhau? Đâu là ưu – nhược điểm của từng phương pháp? Mời Ba/Mẹ cùng nghiên cứu để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho bé nhà mình nhé!

1. Phương pháp giáo dục sớm Montessori - Học qua giáo cụ tiêu chuẩn

Montessori ra đời vào cuối năm 1800, là phương pháp giáo dục do Bác sĩ – Nhà Giáo dục người Ý Maria Montessori sáng lập với những đặc điểm sau:

  • Thiết kế lớp học theo phương pháp Montessori có đầy đủ các giáo cụ giúp bé tập trung thực hành để phát triển các giác quan, đồng thời rèn luyện các kỹ năng quan trọng trong thế giới thực. Việc trực tiếp tương tác với các giáo cụ sẽ giúp bé nhanh chóng nắm bắt được bản chất của vấn đề, tránh tình trạng học vẹt qua sách vở.
  • Các hoạt động dựa theo phương pháp này khuyến khích bé tự do đưa ra lựa chọn và hành động dựa trên sở thích, cá tính riêng. Từ đó bé phát huy tinh thần làm việc độc lập và tự chịu trách nhiệm về những quyết định của bản thân mà không có sự can thiệp quá sâu của người lớn.
  • Học tập theo phương pháp Montessoricòn rèn luyện cho trẻ những thói quen và đức tính tốt như: sự ngăn nắp, tính kiên nhẫn, tỉ mỉ… thông qua các trò chơi thú vị.

Nhược điểm của phương pháp Montessori

– Gặp khó khăn khi làm việc nhóm: Montessori luôn đề cao khả năng làm việc độc lập ở trẻ nhưng chưa chú trọng đến việc tương tác giữa các bé. Vì vậy, khi đi vào các hoạt động đội nhóm, sự độc lập quá mức đôi khi sẽ trở thành rào cản, khiến bé khó hòa nhập và hợp tác với mọi người.

– Chưa phát huy hết trí tưởng tượng của bé: Montessori tập trung tương tác với giáo cụ sẵn có và rèn luyện các kỹ năng thực tế, chưa chú trọng đến các hoạt động khai phá tiềm năng to lớn của trí tưởng tượng và sự sáng tạo.

– Môi trường tự do khiến bé khó hòa nhập khi lên cấp học cao hơn: Môi trường giáo dục Montessori tôn trọng sự tự do và cá tính riêng của từng bé. Vì vậy, khi đã quen với sự tự do này, bé sẽ bé dễ bỡ ngỡ và khó hòa nhập khi chuyển sang môi trường học tập quy củ ở lớp 1.

2.Phương pháp Reggio Emilia - Trao quyền cho trẻ tự do sáng tạo

Nếu Ba/Mẹ đang tìm kiếm một phương pháp học tập giúp bé khai phá tiềm năng sáng tạo không giới hạn thì Reggio Emilia là một lựa chọn thông minh. Phương pháp này ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XX (sau chiến tranh thứ II) và được xây dựng bởi nhà tâm lý học người Ý – Loris Malaguzzi. Đến năm 1991, phương pháp này đã được tạp chí tuần uy tín của Mỹ – Newsweek – công nhận là phương pháp giáo dục xuất sắc nhất thế giới vì chúng sở hữu các ưu điểm sau:

– Thay vì coi trẻ chỉ là “một con tàu trống rỗng” chờ được thầy cô đổ đầy kiến thức, phương pháp Reggio Emilia trao quyền cho trẻ tự do sáng tạo để xây dựng ý tưởng của riêng mình. Các hoạt động học tập được xây dựng để kích thích thích bé quan sát, tìm tòi, tưởng tượng, khám phá về thế giới bao la.

Trường mầm non song ngữ Quận 3

– Từ góc tiếp cận “mỗi đứa trẻ có hàng trăm ngôn ngữ”Reggio Emilia tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc và phát triển tất cả các ngôn ngữ trong khả năng của bé. Bao gồm: nghệ thuật, khiêu vũ, viết, nói, cử chỉ, ngôn ngữ tâm hồn… Tập hợp các ngôn ngữ này được sử dụng để hỗ trợ trẻ tích lũy vốn kiến thức đa trong nhiều lĩnh vực về thế giới xung quanh.

– Trẻ được khuyến khích để nói ra những cảm nhận của bản thân.

– Phương pháp này đẩy mạnh các hoạt động đội nhóm, giúp bé rèn luyện kỹ năng hợp tác và khơi gợi tinh thần đoàn kết, phát huy sức mạnh tập thể.

– Cho trẻ hòa mình vào thiên nhiên và những bài học lý thú để dạy trẻ trân quý các giá trị của thiên nhiên và ý thức về trách nhiệm bảo vệ thế giới tự nhiên xung quanh mình.

Nhược điểm của phương pháp Reggio Emilia 

Nếu như phương pháp Montessori tập trung phát triển các kỹ năng cá nhân và tinh thần làm việc độc lập thì phương pháp Reggio Emilia lại chưa chú trọng vào điều này. Vì vậy, trẻ cần thêm các hoạt động bổ trợ để rèn luyện khả năng tự chủ, tự lập, tự đưa ra quyết định và tự chịu trách nhiệm cho những điều mình làm.

3.Phương pháp Play-based Learning - Học qua trải nghiệm và vui chơi

Vui chơi và trải nghiệm luôn mang lại nguồn cảm hứng bất tận để khám phá kiến thức và tìm hiểu về các thế mạnh cũng như hạn chế của bản thân. Đây là lý do phương pháp Play-based Learning – Học qua Chơi – ra đời vào đầu những năm 2000 đã nhanh chóng trở thành phương pháp giáo dục mầm non tiên tiến của thế kỷ 21.

  • Trong phương pháp Play-based Learning, các trò chơi lồng ghép kiến thức được thiết kế một cách sinh động, vui nhộn đầy màu sắc và gần gũi với thực tế sẽ kích thích bé quan sát, tìm tòi, khám phá, tưởng tượng… Qua đó, bé nâng cao khả năng tập trung, dễ dàng học hỏi kiến thức và kỹ năng mới một cách tự nhiên.
  • Các thử thách vui học tạo điều kiện cho trẻ sử dụng nhiều giác quan để tiếp nhận và truyền đạt suy nghĩ – cảm xúc, đồng thời rèn luyện khả năng ghi nhớ, tư duy linh hoạt và ứng biến nhanh để giải quyết vấn đề.
  • Trẻ được trao quyền để sáng tạo cách chơi của riêng mình, đồng thời học cách chịu trách nhiệm cho những ý tưởng cách chơi mà mình tạo ra.
  • Quá trình Học qua Chơi cùng thầy cô và bạn bè còn giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, mở rộng vốn từ vựng và thực hành kỹ năng xã hội cơ bản (ví dụ như kỹ năng phối hợp, kết nối, chia sẻ, chờ đến lượt,…).

Như vậy, phương pháp Play-based Learning đã giải quyết tốt các nhược điểm của 2 phương pháp Montessori và Reggio Emilia. Việc kết hợp học và chơi trong phương pháp này hỗ trợ trẻ thực sự hiểu về bản thân, rèn tính độc lập, tự chủ, khai phá tiềm năng sáng tạo, nâng cao tinh thần làm việc nhóm và trang bị đầy đủ kiến thức – kỹ năng nền tảng cùng ý chí mạnh mẽ để trẻ sẵn sàng thích nghi với thế giới không ngừng thay đổi.  

Nhược điểm của phương pháp Play-based Learning

Cần đầu tư không gian học tập chỉn chu với nhiều tiện ích đặc biệt: Phương pháp Học qua Chơi muốn áp dụng hiệu quả luôn cần một sân chơi rộng lớn, sống động và đa dạng tiện ích. Điều này buộc các trường mầm non phải tốn nhiều chi phí đầu tư thiết kế các hạng mục cao cấp và mua sắm đồ chơi – học cụ.

Yêu cầu cao về chất lượng giáo viên: Để xây dựng nội dung Học qua Chơi hấp dẫn, thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho trẻ, nhà trường không chỉ cần đội ngũ chuyên môn giỏi nghề, sáng tạo mà còn am hiểu tâm lý trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên cũng cần sử dụng hài hòa môi trường bên trong và bên ngoài lớp học, tinh tế quan sát nhận biết những trải nghiệm hay nguyên vật liệu nào cần phải được thay đổi, mở rộng hoặc kịp thời loại bỏ khỏi bài giảng kịp giúp bé học – chơi hiệu quả. Chính yêu cầu cao về chuyên môn – nghiệp vụ của giáo viên đã khiến phương pháp Play-based Learning chưa được áp dụng rộng rãi.

Trường Mầm non Song ngữ Hooray chú trọng đầu tư sân chơi sống động với nhiều góc chơi mô phỏng gần gũi với thực tế để phục vụ đắc lực cho phương pháp học Play-based Learning. 

Bên cạnh đó, Hooray còn có phòng chuyên môn chuyên xây dựng kế hoạch học tập cuốn hút và phù hợp với đặc điểm tâm lý của bé.

Để được tư vấn sâu hơn về phương pháp giáo dục Play-based Learning cho trẻ mầm non tại Hooray, Ba/Mẹ vui lòng điền thông tin vào form bên dưới nhé!


img
img